Gia Đình An Phong - Việt Nam

Thứ ba, 16 Tháng 9 2008 00:00 Quản trị viên
In

Gia đình AnPhong Việt Nam gồm có ba nhóm : Nhóm Vũng Tầu, nhóm Bình Giả và nhóm Sài Gòn.

Tổng thư ký GĐAP là anh Trần Quang Khải Thành Viên AnPhong  (kẻ làm mà không nói.)Phó Tổng thư ký GĐAP là chị Đỗ Thị Ánh HồngDâu AnPhong

Thủ quỹ là chị Trần Thị Nghiêm Thành viên AnPhong (kẻ nói là làm liền.)

Phụ trách thu ngân là chị Nguyễn Thị Lan Thành Viên AnPhong và chị Trần Thị Thanh Thuý Thành Viên AnPhong (những kẻ thu rồi mới nói.)

Phụ trách hướng dẫn chương trình cho ngày 1/8 là anh Nguyễn Công Chánh Thành Viên AnPhong và anh Đỗ Thành Long Thành Viên AnPhong (những kẻ vừa nói vừa làm.)

Phụ trách Đạc San là anh Chu Văn Thanh Thành Viên AnPhong (kẻ chưa nói nhưng đã làm.)

Phụ trách văn nghệ là anh Trần Quang Thảo Thành Viên AnPhong và chị Trần Thị Mai Trâm Thành Viên AnPhong (Những nồng cốt của văn nghệ gia đinh AnPhong. Những kẻ vừa hát vừa làm...)

Phụ trách ẩm thực tháng tám mỗi năm cho Cha là chị Trần Thị Tân  người được Cha gọi là Chi Hai đầu bếp.

Ngày quan trọng nhất của gia đình AnPhong là ngày :01 tháng 8, Lễ Giỗ Thánh Tổ AnPhong (Tết An Phong) và ngày 25 tháng 8 là ngày bổn mạng của ông chủ vườn nho An Phong. Quốc ca AnPhong là bài " Bụi Đời Ca"  tức là ''Bài Ca Xây Đời'' do Nhạc sĩ Tuấn Anh và Thành Tâm viết tặng cho các anh em bụi đời gia đình AnPhong.


Bụi Đời Ca

Hoàn cảnh ''ra đời"của: BÀI CA XÂY ĐỜI.

           Bài ca xây đời, dân bụi mình thường quen gọi là “Bụi đời ca”. Chúa nhật đầu tháng 7 năm 1967, sau khi anh em nhóm Thiên Chúa Giáo đi lễ chủ nhật vào lúc sáng sớm ở nhà thờ Bãi Dâu về một chút, thì nghe tiếng kẻng điểm tâm vang lên, anh em tập họp để lãnh phần ăn sáng theo thông lệ của gia đình, trước khi lãnh phần ăn sáng là bài huấn từ cho tâm hồn, mà mọi người phải nhớ để chu toàn bổn phận: không nói “mày, tao, không chửi thề…v..v..” để tối khỏi ăn đòn và mất "tiền bằng" ( tiền bằng là số tiền  Cha cho mỗi người 5 đồng/ngày nếu trong ngày hôm đó không vi phạm quy luật của gia đình An Phong).

Năm này gia trưởng là anh Phú còn gọi là anh Phú cận hoặc Phú mập. "Triều đại" cai trị của Phú cận rất ư là “phê”. Chàng là võ sĩ đạo tam đẳng huyền đai đã một thời làm giám thị trại giáo hóa Thủ Đức và là huynh trưởng hướng đạo của gia đình Phật tử, sáng hôm đó chàng ra lệnh tổng động viên toàn gia đình không chừa một đội nào hết, thỉnh thoảng có những công tác được miễn trừ cho đội linh tinh (là đội của những em nhỏ gồm đủ mọi thành phần do Long mỏ lết làm đội trưởng và Lâm cọp làm đội phó) và đội trực ngày. Nhưng công tác ngày hôm nay thì không được miễn trừ, làm cho các anh em đoán già đoán non xem không biết công tác gì mà “ghê” thế???

Lúc đó đứng cạnh bên Long là anh “Cương ve tà thủng” và anh “Thắm bà già”, hai anh nói với nhau không biết "khứa lão" này lại bày chiêu gì đây. Triều đại bác Hai mới chấm dứt, ra đi ,giao quyền lại cho Phú cận, Phú cận mới chấp chánh nên có nhiều chiêu mới lạ, lần này chàng ra lệnh tổng động viên phá rừng lấy đất để tổ chức cắm trại, bắt đầu phá từ giữa hai hòn đá số 2 và số 3, thẳng tới hang đá của gia đình An Phong, rồi từ hang đá băng ngang xuống tới hết biên giới đất của Sáu Hoành tự “Sáu Quẹo”, mảnh đất này sau cùng thành giang sơn của "triều đại "Tho -Thảo, ngày đó GĐAP chưa có con đường cái quan nên còn rất  hoang vu, chỉ có "con đường mòn Hồ Chí Minh” xuất phát từ nhà chính Bãi Dâu đi dọc xuống cây duối, cây me nhà bà Bắc, cuối cùng của đường là nhà ông Từ “lựu đạn”.

Ngày mùng 10 tháng 7 năm 1967, Quí thầy Trần Sĩ Tín, Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Văn Tường và Thành Tâm đã được cha Quy mời đến để tiếp tay cùng với nhóm hướng đạo sinh cũ của anh Phú cận và nhóm hướng đạo sinh Hùng Tâm Dũng chí, tổ chức: Trại Họp Bạn Thanh Thiếu Niên vùng 3, trong nhóm Hùng Tâm Dũng chí có anh Bé ,sau này đã tị nạn và trở thành công dân gia đình An Phong, hiện anh và gia đình đang định cư tại Mỹ (anh Bé lấy chị Cách bán hàng ở chợ Rạch Dừa nên gọi anh là Bé-Cách).

Sau khi các thầy đi tham dự buổi sinh hoạt của các nhóm trở về, các thầy thở than :“nhóm nào sinh hoạt họ cũng có bài hát riêng để mở màn, chỉ có GĐAP là không có”. Thế là sau một đêm các thầy đã cho khai sinh “Bài ca xây đời” để mở màn cho các buổi sinh hoạt, và kể từ ngày đó công dân An Phong chọn bài này thành bài quốc ca cho Gia Đình.

                                                                                            Đi về dĩ vãng                          Long mỏ lết Sydney, ngày 10 tháng 1 năm 2010