Gia Đình An Phong - Famille D'Accueil Le Bon Vent

WebSite Gia Đình An-Phong Việt-Nam và Hải-Ngoại

 
  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
GIA ĐÌNH AN PHONG - GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÔNG GIA ĐÌNH

Ngọc Khánh Linh Mục

Email

Ngọc Khánh Linh Mục Louis Qui - 2012

           
                                DVD-1                                                                                                                   DVD-2       

           Ngọc Khánh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                

 

Cô Nhi Viện An Phong

Email In

Gia Đình An Phong Chi Nguyen Thi Lan Và các em bé Cô Nhi
 

Bắt đầu từ đầu năm 1969 do cha Louis Nguyễn Văn Qui lập ra qua sự việc khẩn xin, cầu cứu của các Di phước Cái Mơn ; để bảo trợ Cô Nhi Viện của các Dì , cha Louis Qui đã đưa Cô Nhi của các Dì về Vũng Tầu và được mang tên gọi là Cô Nhi Viện AN PHONG VŨNG TẦU  tại (Bãi Trước) nơi ngày nay đã được san bằng và chờ ngày biến thành công viên nho nhỏ của Bãi Trước.
Năm 1973 sau khi các Dì đã rời bỏ và trở về Vĩnh Long,đề lại một số đông em bé sơ sinh, tàn tật mà các Dì không đủ khả năng đảm nhiệm. Cha Louis Qui đã dời Cô Nhi Viện An Phong Vũng Tầu về Bãi Dâu và lấy tên là Cô Nhi Viện AN PHONG tại Bãi-Dâu.
                                                              
Thành viên AnPhong

 Ảnh chị Nguyễn thi Lan và các em bé Cô Nhi năm 1974

 

AnPhong nhóm Hải Ngoại (France)

Email In
 Lời giới thiệu trang thông tin điện tử của nhóm An Phong  Hải Ngoại.
    

Gia đình An Phong là gia đình của những người không có gia đình ; là gia đình tình thương. Cảm tạ tình yêu Chúa đã an bài để gửi cha Louis đến với chúng ta. Nhờ sáng kiến đặc biệt, nhờ vào lòng quảng đại, sự tận tâm, nhiệt tình, hăng say tông đồ và lòng can đảm của Ngài mà gia đình tình thương An Phong đã được hình thành. Kẻ ít người nhiều, chúng ta đã nhận nơi ngài sự trợ giúp, an ủi, động viên như là nguồn trợ lực không thể thiếu cho sự trưởng thành của chúng ta ngày hôm nay. Ngài đã giúp chúng ta đi vào đời bằng những bước đi " Đầu cao mắt sáng ". Ngài đã trở nên sợi chỉ quan trọng dệt nên cuộc đời mỗi chúng ta.

Để tinh thần của Ngài luôn mãi là nguồn động viên, khích lệ, chúng ta hãy làm sao đễ  ngọn lửa này mãi cháy sáng. Trang thông tin điện tử (website) được tạo nên do sáng kiến và công sức của 1 Thành viên GD An Phong. Trang này nhằm mục đích nối kết các anh chị em của Đại gia đình An Phong khắp nơi lại với nhau. Qua trang này chúng ta có thể trao đổi và được cập nhật những tin tức của Cha,của gia đình,của từng cá nhân. Hy vọng phương tiện này đưa chúng ta lại gần nhau hơn. Gần nhau để ôn lại những kỷ niệm đẹp, để làm cho nó được giầu có hơn, để có thể biến nó thành những hành động thiết thực trong đời sống của mỗi chúng ta.

Trang thông tin này chắc chắn rất cần đến sự đóng góp của tất cả mọi người. Những bài viết, những mẫu chuyện được ghi lại, những sinh hoạt, chia sẻ... Là những viên đá quý xây nên trang An Phong. Sự phong phú, đa dạng và giầu có của nó tuỳ thuộc vào sự đóng góp  của chúng ta.
Chúng ta đã vào Gia đình An Phong để bước ra đời bằng những bước đi tự hào, hãnh diện và luôn mãi là :" Đầu Cao Mắt Sáng". Hãy truyền lại ngọn lửa này cho thế hệ mai sau.
Thành Viên AnPhong Hải NgoạiNguyễn Văn Pháp
    (Giới thiệu và chia sẻ tâm tình :Nhóm Gia đình An Phong Hải Ngoại)Bài viết của anh Nguyễn Văn Pháp. Thành viên An Phong ( sinh sau đẻ muộn)
 

Gia Đình An Phong - Việt Nam

Email In

Gia đình AnPhong Việt Nam gồm có ba nhóm : Nhóm Vũng Tầu, nhóm Bình Giả và nhóm Sài Gòn.

Tổng thư ký GĐAP là anh Trần Quang Khải Thành Viên AnPhong  (kẻ làm mà không nói.)Phó Tổng thư ký GĐAP là chị Đỗ Thị Ánh HồngDâu AnPhong

Thủ quỹ là chị Trần Thị Nghiêm Thành viên AnPhong (kẻ nói là làm liền.)

Phụ trách thu ngân là chị Nguyễn Thị Lan Thành Viên AnPhong và chị Trần Thị Thanh Thuý Thành Viên AnPhong (những kẻ thu rồi mới nói.)

Phụ trách hướng dẫn chương trình cho ngày 1/8 là anh Nguyễn Công Chánh Thành Viên AnPhong và anh Đỗ Thành Long Thành Viên AnPhong (những kẻ vừa nói vừa làm.)

Phụ trách Đạc San là anh Chu Văn Thanh Thành Viên AnPhong (kẻ chưa nói nhưng đã làm.)

Phụ trách văn nghệ là anh Trần Quang Thảo Thành Viên AnPhong và chị Trần Thị Mai Trâm Thành Viên AnPhong (Những nồng cốt của văn nghệ gia đinh AnPhong. Những kẻ vừa hát vừa làm...)

Phụ trách ẩm thực tháng tám mỗi năm cho Cha là chị Trần Thị Tân  người được Cha gọi là Chi Hai đầu bếp.

Ngày quan trọng nhất của gia đình AnPhong là ngày :01 tháng 8, Lễ Giỗ Thánh Tổ AnPhong (Tết An Phong) và ngày 25 tháng 8 là ngày bổn mạng của ông chủ vườn nho An Phong. Quốc ca AnPhong là bài " Bụi Đời Ca"  tức là ''Bài Ca Xây Đời'' do Nhạc sĩ Tuấn Anh và Thành Tâm viết tặng cho các anh em bụi đời gia đình AnPhong.


Bụi Đời Ca

Hoàn cảnh ''ra đời"của: BÀI CA XÂY ĐỜI.

           Bài ca xây đời, dân bụi mình thường quen gọi là “Bụi đời ca”. Chúa nhật đầu tháng 7 năm 1967, sau khi anh em nhóm Thiên Chúa Giáo đi lễ chủ nhật vào lúc sáng sớm ở nhà thờ Bãi Dâu về một chút, thì nghe tiếng kẻng điểm tâm vang lên, anh em tập họp để lãnh phần ăn sáng theo thông lệ của gia đình, trước khi lãnh phần ăn sáng là bài huấn từ cho tâm hồn, mà mọi người phải nhớ để chu toàn bổn phận: không nói “mày, tao, không chửi thề…v..v..” để tối khỏi ăn đòn và mất "tiền bằng" ( tiền bằng là số tiền  Cha cho mỗi người 5 đồng/ngày nếu trong ngày hôm đó không vi phạm quy luật của gia đình An Phong).

Năm này gia trưởng là anh Phú còn gọi là anh Phú cận hoặc Phú mập. "Triều đại" cai trị của Phú cận rất ư là “phê”. Chàng là võ sĩ đạo tam đẳng huyền đai đã một thời làm giám thị trại giáo hóa Thủ Đức và là huynh trưởng hướng đạo của gia đình Phật tử, sáng hôm đó chàng ra lệnh tổng động viên toàn gia đình không chừa một đội nào hết, thỉnh thoảng có những công tác được miễn trừ cho đội linh tinh (là đội của những em nhỏ gồm đủ mọi thành phần do Long mỏ lết làm đội trưởng và Lâm cọp làm đội phó) và đội trực ngày. Nhưng công tác ngày hôm nay thì không được miễn trừ, làm cho các anh em đoán già đoán non xem không biết công tác gì mà “ghê” thế???

Lúc đó đứng cạnh bên Long là anh “Cương ve tà thủng” và anh “Thắm bà già”, hai anh nói với nhau không biết "khứa lão" này lại bày chiêu gì đây. Triều đại bác Hai mới chấm dứt, ra đi ,giao quyền lại cho Phú cận, Phú cận mới chấp chánh nên có nhiều chiêu mới lạ, lần này chàng ra lệnh tổng động viên phá rừng lấy đất để tổ chức cắm trại, bắt đầu phá từ giữa hai hòn đá số 2 và số 3, thẳng tới hang đá của gia đình An Phong, rồi từ hang đá băng ngang xuống tới hết biên giới đất của Sáu Hoành tự “Sáu Quẹo”, mảnh đất này sau cùng thành giang sơn của "triều đại "Tho -Thảo, ngày đó GĐAP chưa có con đường cái quan nên còn rất  hoang vu, chỉ có "con đường mòn Hồ Chí Minh” xuất phát từ nhà chính Bãi Dâu đi dọc xuống cây duối, cây me nhà bà Bắc, cuối cùng của đường là nhà ông Từ “lựu đạn”.

Ngày mùng 10 tháng 7 năm 1967, Quí thầy Trần Sĩ Tín, Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Văn Tường và Thành Tâm đã được cha Quy mời đến để tiếp tay cùng với nhóm hướng đạo sinh cũ của anh Phú cận và nhóm hướng đạo sinh Hùng Tâm Dũng chí, tổ chức: Trại Họp Bạn Thanh Thiếu Niên vùng 3, trong nhóm Hùng Tâm Dũng chí có anh Bé ,sau này đã tị nạn và trở thành công dân gia đình An Phong, hiện anh và gia đình đang định cư tại Mỹ (anh Bé lấy chị Cách bán hàng ở chợ Rạch Dừa nên gọi anh là Bé-Cách).

Sau khi các thầy đi tham dự buổi sinh hoạt của các nhóm trở về, các thầy thở than :“nhóm nào sinh hoạt họ cũng có bài hát riêng để mở màn, chỉ có GĐAP là không có”. Thế là sau một đêm các thầy đã cho khai sinh “Bài ca xây đời” để mở màn cho các buổi sinh hoạt, và kể từ ngày đó công dân An Phong chọn bài này thành bài quốc ca cho Gia Đình.

                                                                                            Đi về dĩ vãng                          Long mỏ lết Sydney, ngày 10 tháng 1 năm 2010

 

 

AnPhong nhóm Vũng Tầu

Email In

Trưởng nhóm là anh Đỗ Thành Long Thành Viên AnPhong     Phó nhóm là anh Trần Quang Tuyến Thành Viên AnPhong

 

AnPhong nhóm Bình Giả

Email In

Trưởng nhóm là chị Lê Thị Tho( Kẻ làm sướng hơn nói )  Thành Viên AnPhong     Phó nhóm là anh Nguyễn Kim Thanh Thành Viên AnPhong

 

AnPhong nhóm Sài Gòn

Email In

Trưởng nhóm là anh Chu Nguyễn Công Chánh Thành Viên AnPhong     Phó nhóm là anh Võ Huy Linh Thành Viên AnPhong Tự là Nguyễn Tùng Lâm , tức Lâm Cọp (Kẻ vừa nhậu vừa làm).

 


Trang 2 của 2

Tin Mới

 

Thánh LAn Táng Cha Louis Nguyễn Văn Qui tại Pháp Quốc

                                                                                                   Ngày 03.11.2014

Chiều nay, vào lúc 13 giờ 45, thứ Hai, ngày 03.11.2014, tại nhà quàn Funérarium, 7 Rue Tarbé des Sablons, 95600 EAUBONNE, anh em DCCT Việt Nam tại Pháp, những người thân và con cái thiêng liêng của cha Louis đã hiệp ý với cha Giuse Nguyễn Tiến Lãng cử hành nghi thức tẩn liệm cho cha Louis.

                         

Sau đó, linh cữu được đưa về nhà thờ La Chapelle Notre Dame des Chênes, 2 Place Courbet, 95120 Ermont. Đúng 14g30 giờ, thánh lễ an táng được bắt đầu. Cha Giám Tỉnh Lyon-Paris, François Vannier, chủ sự thánh lễ, cùng với 14 linh mục đồng tế. Hiện diện trong thánh lễ có Đức ông Mai Đức Vinh, đặc trách giáo xứ Việt Nam tại Paris, cùng khoảng 400 con cháu thiêng liêng của Louis và bà con giáo dân Việt Nam. Ngoài ra, những người bạn Pháp có lòng yêu mến cha Louis cũng đến tham dự thánh lễ hôm nay. Đặc biệt, còn có sự hiện diện của 2 ông thị trưởng: ông cựu thị trưởng, người đã giúp cha Louis có nhà ở cùng với anh em vô gia cư, và ông thị trưởng đương nhiệm, người đã tạo điều kiện để cha Louis có được căn hộ hiện tại.

                     

 

Sau nghi thức mở đầu thánh lễ, Cha Giám Tỉnh mời cha Phaolô Trần Ngọc Anh lược qua tiểu sử cha Louis Nguyễn Văn Qui, người vừa được Chúa gọi về một cách nhẹ nhàng sau một đêm an nghỉ. Có lẽ hơn ai hết, cha Louis đã sống lời Kinh dọn mình chết lành mà anh em DCCT hay đọc trước khi đi ngủ: Lạy Chúa, con biết thật con sẽ chết, có khi con chỉ còn sống được ít phút nữa mà thôi, có khi đêm nay còn vào giường nằm ngủ, mà sáng mai chẳng còn chỗi dậy nữa. Cho nên Chúa dặn bảo con: dọn mình vào giường nghỉ, như là vào mồ chết vậy. Lạy Chúa, con biết thật đến giờ lâm chung con sẽ ước ao chớ gì khi sống con chẳng có phạm tội, lại hết lòng kính mến Chúa luôn...

                      

 

Trong ngôi thánh đường ấm cúng, thánh lễ với nghi thức bằng tiếng Pháp kèm theo những bài hát tiếng Việt, đã diễn ra thật sốt sắng. Trong bài giảng, Cha Giám Tỉnh nhấn mạnh đến niềm hy vọng phục sinh của những ai tin vào Đức Giêsu. Cha Giám Tỉnh cũng đề cập đến nhiệt tâm của cha Louis sống đặc sủng DCCT trong việc yêu thương và đồng hành cùng những anh chị em khó khăn, bệnh tật, không nhà cửa. Cha Louis đã yêu, để rồi bây giờ ngài được bước vào cõi sống: «Chúng ta biết rằng: chúng ta đã từ cõi chết bước vào cõi sống, vì chúng ta yêu thương anh em» (1 Ga 3,14). Cha Louis đã cưu mang, đã cho ăn, đã cho uống, cho mặc, đã tiếp đón những người «bụi», không nhà không cửa… để giờ đây cha được hưởng Lời của Đức Vua nói với cha: «Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy» (Mt 25,40).

 

Sau phần chia sẻ của Cha Giám Tỉnh, cha Giuse Nguyễn Tiến Lãng đã chia sẻ ít lời bằng tiếng Việt. Ngài cũng nhấn mạnh đến công lao của cha Louis trong việc yêu thương và dìu dắt những mảnh đời bất hạnh, những em mồ côi, bụi đời, những kẻ vô gia cư, những nạn nhân chiến cuộc và những người trẻ cần giúp đỡ, hướng dẫn và vực dậy. Cha Lãng cũng chia sẻ rằng, cha Louis thường nhắc đến Chúa Quan phòng thì giờ đây Ngài lộ diện chứ không còn qua trung gian các nhà hảo tâm, các vị ân nhân hay các biến cố bất ngờ... Chúa Quan Phòng mà cha Louis thường nhắt tới có lẽ đã đến gọi cha vào lúc trời hé lộ rạng đông ngày thứ Tư 29 tháng 10 năm 2014.

 

Cuối lễ, cha Giuse Nguyễn Tiến Lãng thay mặt Cha Giám Tỉnh Việt Nam, anh em DCCT Việt Nam tại Pháp và gia đình huyết tộc và thiêng liêng của cha Louis, cám ơn Cha Giám Tỉnh Lyon-Paris, cũng như quý cha đồng tế, cùng toàn thể quý tu sĩ nam nữ và bà con giáo dân đã chia buồn và tham dự thánh lễ cầu nguyện cho cha Louis. Sau đó, hai anh chị đại diện cho con cái thiêng của cha Louis trong gia đình Anphong, nói lên những tâm tình biết ơn thật cảm động của những người con thiêng liêng của cha Louis tại Pháp cũng như đang ở Việt Nam và những nơi khác trên thế giới không thể hiện diện trong thánh lễ hôm nay.

                            

 

Sau đó, cha Gioan Vũ Minh Sinh đã cử hành nghi thức tiễn biệt. Và vào lúc 16g30, linh cữu của cha Louis được đưa đến nơi hỏa táng, tại Crématorium, 35 Avenue de Verdun, 95310 St. Ouen l’aumône.

 

Rất đông bà con giáo dân yêu mến cha Louis cùng con cái của cha đã hiệp ý cầu nguyện, trao phó cha cho Đức Mẹ, và nghe lại một vài điều dạy bảo của cha Louis khi còn sinh thời do cha Gioan Vũ Minh Sinh gợi ý. Ước mong và tôn chỉ mà cha đặt ra cho gia đình An Phong là làm sao phải “sống đầu cao mắt sáng, sống cho ra hồn, sống cho đáng sống”; sống tôn trọng tự do, sống yêu thương, càng những ai nhiều khiếm khuyết, càng được yêu thương nhiều hơn, vì chỉ có tình thương mới có thể cảm hóa...

 

Theo mong ước của cha Louis, của Cha Giám Tỉnh DCCT VN và thân bằng quyến thuộc, thiêng liêng cũng như huyết tộc, tro của cha Louis sẽ được đưa về DCCT tại Sài Gòn sớm nhất có thể.

 

Cha Louis ra đi, sau 91 năm làm con Chúa trên trần gian, 67 năm khấn dòng, 62 năm linh mục và 50 năm chăm lo phục vụ người nghèo, những anh chị em không nơi nương tựa, những trẻ em bụi đời… Cha ra đi để lại bao thương mến nơi con cháu, đặc biệt là những người con thiêng liêng trong gia đình An Phong-Gió Lành. Bởi lẽ hơn ai hết, các anh chị đã được hưởng bao hy sinh, tâm huyết, bao cầu nguyện, và biết bao lời bảo ban dạy dỗ của người cha mến yêu. Biết bao người khi bước vào nhà cha với bàn tay trắng thì nay đã có công việc, gia đình và cơ ngơi ổn định.

 

Cha Louis ra đi đã để lại trong lòng của anh em DCCT và những người con thân yêu của ngài hình ảnh của người cha đã sống nghèo, tuyệt đối tin tưởng vào Chúa Quan Phòng; hình ảnh của một người cha đã sống rất «bụi», để rồi ra đi cũng rất «bụi», nhẹ nhàng, không bám víu. Cha đã sống tinh thần của Đấng Sáng Lập và cũng sống một cuộc đời trần thế là 91 năm.

 

Giờ đây, bên toà Chúa, xin cha Louis cầu nguyện cho chúng con.

 

Lm. Giuse Nguyễn Văn Hội CSsR. nghi nhận


Bài chia sẻ của Lê minh Triết

Kính thưa quý cha, quý tu sĩ nam nữ.
Kính thưa quý hội đoàn và các đoàn thể tôn giáo.
Kính thưa quý ông bà và anh chị em.

Chúng con xin đại diện tất cả anh chị em gd An Phong tại Pháp Quốc.
Xin kính lời cám ơn toàn thể quý khách đã đến dự lễ an táng hôm nay, và cầu nguyện xin thiên Chúa hằng sống đưa linh hồn Cha Louis Nguyễn Văn Quy về nước Chúa.


Suốt cuộc hành trình của đời Cha, Cha luôn tìm noi gương Chúa cứu thế và thánh tổ phụ Alphonse,,
Cha đi tìm chiên lạc, những kẻ nghèo khổ và bất hạnh.
Những anh chị em nào càng bất hạnh đau khổ, càng thiệt thòi thì Cha càng thương yêu đặc biệt.
Sau bao thập niên Cha đã hy sinh cả cuộc đời linh mục để giúp đỡ chúng con.
Từ những ngày mới đặt chân định cư tại Pháp, trong thập niên 1980 – 1990 – 2000 và đến ngày hôm nay, Cha luôn mở rộng vòng tay nâng đỡ chúng con, tinh thần đến vật chất, với tấm lòng quảng đại, nhân từ và bác ái.

Năm 1982 chúng con sống ở nhà số 42 route de Franconville, Ermont trong nhà rất đông và phức tạp, các anh em quậy phá, nên chính quyền địa phương đã trình lên tào giám mục Paris lúc đó Cha đang ở tại rue du Bac, Vị giám mục bề trên đã gọi Cha và đặt vấn đề cho Cha lựa trọn :
1/ là Cha dẹp gd An Phong theo lệnh la préfecture Pontoise.
2/ Cha ra khỏi nhà dòng về ở với các anh emn bụi đời, theo lý tưởng của cha.
Sau một thời gian suy nghĩ và cầu nguyện thì cha đã quyết định về nuôi những người con tỵ nạn không nơi nương tựa, lạc lẽo nơi xứ người.
Trước khi ra đi khỏi nhà dòng cha còn xin thêm những tấm nệm bỏ đi và mang về đón tiếp các anh em khác.

Tấm lòng cha thật vô bờ bến, quá vĩ đại. Giờ thì cha đã về với Chúa Cha trên trời, ngài luôn thấu hiểu mọi sự, cha luôn cầu nguyện và trao phó tất cả cho Chúa, chúng con đã chứng kiến nhiều việc làm của cha vượt qua mọi khó khăn trong đời sống thật nhiệm mầu.

Sau nhiều năm qua người cha già yêu dấu đã đào tạo nhiều anh em, cũng có người thành công, ổn định trong xã hội và thế hệ thứ hai con cháu chúng con thì đã thành công miễn mãn.

Ngày hôm nay chúng con một lần nữa cám ơn cha, xin tạm biệt cha thân thương và xin thiên Chúa nhân từ chào đón cha nơi vĩnh cửu.
Thay mặt đại gia đình An Phong chúng con xin cảm tạ quý cha, quý toàn thể quan khách.

Gia đình An Phong đồng kính bái.
                 
Lê Minh Triết

                                              
                                                                                                                                                                 

                                        ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

                                                                       

 

Cha LOUIS NGUYỄN VĂN QUI

 

Sinh ngày 21.05.1923, tại Gia Định, Sài Gòn.

 

Gia nhập Đệ tử DCCT năm 1942 tại Huế

 

Khấn lần đầu ngày 27.10.1947 tại Hà Nội

 

Học tại học viện DCCT tại Hà Nội và Đà Lạt năm 1947 – 1951

 

Nhận sứ vụ Linh mục ngày 20.07.1952

 

1953-1956: Giáo sư Đệ tử viện DCCT và Tuyên uý phong trào Hùng Tâm tại Huế

 

1956-1964: Phó Giám đốc kiêm Giáo sư Đệ tử viện DCCT Vũng Tàu, Phụ tá Bề trên kiêm quản lý DCCT Vũng Tàu

 

1963-1978: Thành lập Gia đình An Phong tại Vũng Tàu, sống chung với các em Bụi đời và những bà con xấu số

 

Qua Pháp năm 1978, tiếp tục đón nhận và nuôi dưỡng anh chị em vô gia cư từ năm 1978-2014.

 

Đã an nghỉ trong Chúa lúc 8g00, ngày 29 tháng 10 năm 2014 tại Ermont – France sau 91 năm làm con Chúa trên trần gian, 67 năm khấn dòng, 62 năm linh mục và 50 năm chăm lo phục vụ người nghèo qua các trẻ em Bụi đời.

 

Khi còn sinh thời, cha Louis chia sẻ cảm nghĩ về đời sống Tu sĩ DCCT như sau: “Noi gương Chúa Cứu Thế, đi tìm chiên lạc (linh hồn tất bạt) và ăn nói, đối xử làm sao (THƯƠNG làm sao) để những anh chị em đó tự ý mình, dùng tự do của mình để trở về với Thầy Chí Thánh, Vua Tình Thương. Không có cách nào có kết quả hơn “thí mạng mình vì người mình thương”. Thánh Anphongsô dạy Thầy giữ cửa: Phải ăn nói đối xử làm sao (khi cho cũng như khi không cho) để người nghèo đến với Thầy, ra đi mà không buồn.

 

                                                                                                                                                         Lm. Giuse Nguyễn Văn Hội CSsR. nghi nhận